Thursday, March 18, 2010

Ra mắt Tác phẩm Hoa Đào Năm Ngoái - Nguyễn Hữu Nhật

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Ra mắt Tác phẩm Hoa Đào Năm Ngoái - Nguyễn Hữu Nhật



Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Phát thanh Thứ Tư, March 17 - 2010

Chương trình 10:00 - 11:00 PM (giờ VN)




Chiều Chủ nhật ngày 7 tháng 3, năm 2010, tại hội quán Little Saigon Radio Houston, đã có một buổi họp mặt văn nghệ để ra mắt tác phẩm Hoa Đào Năm Ngoái của Tác giả Nguyễn Hữu Nhật với sự tham dự của rất nhiều văn nghệ sĩ tại Houston. Nguyễn Hữu Nhật đang định cư tại thành phố Oslo, Vương Quốc Na Uy, ông là một nhà văn, một nhà thơ và cũng là một họa sĩ có nhiều tác phẩm giá trị đã xuất bản tại Na Uy, và được nhiều người biết đến.

Trong phần giới thiệu tác giả, Nhà văn Nguyễn Mạnh An Dân, với tư cách là bạn tù của tác giả, đã nhắc lại rằng Nguyễn Hữu Nhật đã trải qua 12 năm tù trong trại cải tạo sau biến cố 1975 và mãi tới năm 1989 mới được tỵ nạn tại Vương Quốc Na Uy.

“Nguyễn hữu Nhật là một người lính, người tù, đã thăng trầm theo vận nước. Anh đã chịu biết bao đọa đày, từ Nam chí Bắc suốt 9 năm trường và hai năm sau anh lại bị bắt lần thứ hai trong vụ án những người tổ chức cầm bút... như vậy là tổng cộng 12 năm”


Nhà thơ Lan Cao, trong phần giới thiệu tác phẩm, đã đặc biệt nhắc tới những điểm diễm tình của tác phẩm là mối tình lãng mạn của Quang Trung với Ngọc Hân công chúa khi vị Hoàng Đế vừa dẹp xong quân Thanh đã đích thân mang một cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân tặng người yêu.

“Trên đường từ Bắc Hà, sau khi đánh quân Thanh trở về, Quang Trung đã chặt một cành đào. Trên lưng ngựa, ông vội vàng ôm cành đào, vội vàng chạy về để tặng Ngọc Hân”


Tác phẩm Hoa Đào Năm Ngoái /( hay là Ngọc Hân Công Chúa) vừa được Saigon Nghĩa Thư xuất bản tại Oslo, Na Uỵ. Theo tác giả thì Hoa Đào Năm Ngoái là một Tiểu Thuyết hư cấu, viết về cuộc đời thăng trầm của Công chúa, Hoàng hậu, Thái Hậu Lê Ngọc Hân, trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam vào thế kỷ thứ 18 khi nhà Tây Sơn vươn lên, nhà Lê suy tàn, Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi nhà Tây sơn suy tàn và Chúa Nguyễn thống nhất đất nước. Vẫn theo tác giả, cuộc đời của Công Chúa Ngọc Hân chỉ là cái cớ để tác giả đưa ra một cách nhìn riêng tư về lịch sử Việt Nam trong bối cảnh đó, một bối cảnh mà mọi người dân tha thiết được sống trong yên bình nhưng các vua chúa đã không ngừng những tranh chấp chính trị không trong sáng, kể cả những việc cõng rắn cắn gà nhà để củng cố uy quyền, làm cho muôn dân cơ cực.

Trong phần thảo luận, tác giả đã nhắc lại những ước vọng của ông khi viết Hoa Đào Năm Ngoái là nói lên tinh thần và tư tưởng Quang Trung, đó là ngoài việc xây dựng sức mạnh quân sự còn phải bảo tồn văn hóa đặc thù của dân tộc và vận động sự tham gia của toàn dân trong cuộc chiến chống bắc xâm và ông đề nghị thành lập một thư viện Văn Hóa Quang Trung tại Houston là nơi thường được coi là một thủ phủ văn hóa Việt Nam hải ngoại:

"Mình nên tìm hiểu lịch sử để nhấn mạnh 3 điều: Thứ nhất là tinh thần và tư tưởng của vua Quang Trung là ngọn đuốc và thanh gươm. Thứ hai là giữ nước bằng chữ Nôm và tiếng mẹ đẻ. Thứ ba tinh thần Toàn Dân Chiến Đấu. Tôi ao ước rằng quí vị ở đây, thành phố này là thủ phủ của Văn Hóa Miền Nam Hoa Kỳ, quí vị sớm hình thành một cái thư viện Văn Hóa Việt Nam, tức là Thư Viện Văn Hóa Quang Trung”


Lời đề nghị lập thư viện Quang Trung của tác giả Nguyễn Hữu Nhật đã được nhiều cử tọa hưởng ứng.Tiến sĩ Michael Hòa đã lên tiếng ủng hộ:

“Chúng tôi thật sự vui mừng nếu có một Thư viện Văn Hóa Quang Trung ở tại đây, như một thí điểm để gìn vàng giữ ngọc mà trong tương lai là Thư Viện Văn Hóa Việt Nam”


Một trong hai người điều hợp chương trình buổi ra mắt sách, Cô Quỳnh Lan đã nêu lên thắc mắc về bài thơ Tự Do! Ôi Tự Do của tác giả Nguyễn Hữu Nhật ghi ngay trên bìa tác phẩm Hoa Đào Năm Ngoái :

“Cái câu thắc mắc đó là nằm trong bốn câu thơ của nhà thơ Nguyễn hữu Nhật:

Nếu thật chờ nhau mà hóa đá,

Thì xin thử đợi một lần xem

Chỉ ngại khi tôi thành núi biếc

Ngàn năm không thấy dấu chân em

Không biết qua 4 câu thơ này, nhà thơ Nguyễn hữu Nhật đã nói lên cái tâm trạng gì?”




Tác giả Nguyễn Hữu Nhật cũng chia sẻ rằng đây chính là tâm tư khao khát tự do mà ông muốn gửi gấm.

“Về vấn đề cái bài thơ đó thì không phải là anh anh em em đâu, mà là tôi muốn nói với Tự Do. Tại sao dân tộc chúng ta mãi cho đến ngày nay đã là thế kỷ thứ 21 mà vẫn chưa có Tự Do. Tại sao ? Chúng ta khao khát Tự Do ghê lắm ...”



Nguyễn Hữu Nhật đã nêu lên một câu hỏi và có lẽ cũng là niềm khắc khoải chung của mọi người Việt Nam.



Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

Năm Mới, Cuộc Sống Mới trên Quê Hương Mới

Năm Mới, Cuộc Sống Mới trên Quê Hương Mới

Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện
Phát thanh Thứ Tư, March 03 - 2010
Chương trình 10:00 - 11:00 PM (giờ VN)

Nguon


Tại Sàigòn vào những năm đầu của thập niên 1970 đã xuất hiện những tuần báo viết riêng cho tuổi mới lớn, mà thời đó còn gọi là tuổi Ô Mai. Trong số những nhà văn viết cho lứa tuổi này có Duyên Anh, Đinh Tiến Luyện, Từ Kế Tường, vân vân. Đinh Tiến Luyện còn được biết nhiều hơn qua những bức tranh vẽ thiếu nữ với cặp mắt tròn xoe đăng trong Tuổi Ngọc, là một tờ tuần báo được nhiều học sinh, sinh viên thời đó ưa thích. Văn của Đinh Tiến Luyện cũng nhẹ nhàng, dễ thuơng và trong sáng như nét vẽ của ông thời đó.


Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, văn họa sĩ Đinh Tiến Luyện bị đi tù "cải tạo" 6 năm tại trại giam "Suối Máu". Ra khỏi trại giam "Suối Máu" ông đã nhiều lần tìm đường vượt biên để tìm tự do nhưng không thành công. Rồi vì trở ngại giấy tờ ông đã gặp nhiều khó khăn trong việc xin đi Mỹ qua dạng HO nên ông đã cùng gia đình quyết định ở lại Việt Nam. Nhưng đến cuối tháng Giêng năm 2010 ông cùng vợ và 4 con, đã đến định cư tại thành phố Houston, tiểu bang Texas theo sự bảo lãnh của gia đình. Ông cho biết lý do như sau:

“Ông bà ngoại các cháu ở bên Mỹ hết nên chúng tôi rất muốn cho các cháu được đoàn tụ với ông bà bên này. Tôi nghĩ rằng cơ hội bên Mỹ thì dành cho tất cả mọi người nhất là các cháu có khả năng đi học nên chúng tôi quyết định chọn nước Mỹ làm quê hương mới của chúng tôi”


Mặc dù đã đuọc thông tin vế đời sống tại Mỹ của anh chị em đang ở Houston, gia đình ông Luyện cũng không khỏi ngạc nhiên khi đến thành phố này. Theo ông Luyện thì Houston thật là yên tịnh chứ không ồn ào như ông tưởng :

“Đây là một nơi rất là yên tĩnh và không khí vô cùng trong lành, khác hẳn với những gì chúng tôi tưởng tượng khi còn ở Việt Nam”


Còn Bà Hoàng Oanh, vợ ông Luyện thì rất khâm phục tinh thần tôn trọng luật pháp của dân Houston :

‘Tất cả mọi giao thông rất là tốt, mọi người đều tuân thủ luật lệ, dù cho không có cảnh sát đứng ở những bảng Stop all way hay những đèn xanh đèn đỏ”


Trong khi đó, con gái út của ông Luyện, là em Quỳnh Thy, mới 15 tuổi, đã bắt đầu đi học tại trường Mỹ và em nhanh chóng hòa hợp cùng thầy cô và bạn học mới. Em cho biết là em rất cảm động trước sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô và bạn học Mỹ:

"Trường Mỹ rộng hơn, sạch hơn, bạn bè thầy cô thân thiện hơn..."


Với cái lạnh khác thường tại tiểu bang Texas vào mùa đông năm nay gia đình nhà văn Đinh Tiến Luyện đã đươc thấy tuyết rơi khi đi thăm bà con ở Dallas.

“Thấy một đêm tuyết rất là đẹp. Sáng ra chúng tôi thấy ngập tuyết ở chung quanh nhà và nó đẹp hơn tất cả những gì chúng tôi tưởng tượng. Đẹp như những bức hình của Noel vậy. Chúng tôi rất là thú vị thấy cảnh tuyết ở Dallas”


Tết Canh Dần là Tết tha hương đầu tiên của gia đình nhà văn Đinh Tiến Luyện. Tuy nhiên, đối với bà Oanh đây là Tết hạnh phúc nhất vì bà được đoàn tụ với cha mẹ và anh chị em trong nhà , được đi lễ và còn được hái lộc tại nhà thờ Viêt Nam ngay tại Houston:

"Riêng với tôi thì năm nay là một cái Tết rất đặc biệt, được đoàn tụ với Bố Mẹ, với các anh các chị và với mọi người thân thiết bạn bè. Thật là một cái Tết đầy ấn tượng và ấm áp.
Trong dịp Tết, tôi đã được tham dự hội chợ Xuân, rồi coi múa lân, rồi cũng đốt pháo rồi cũng hái lộc đầu năm ở nhà thờ"



Nói chuyện về sinh hoạt nghệ thuật, nhà văn họa sĩ Đinh Tiến Luyện cho biết gần đây ông đã cho tái bản tác phẩm “ Anh Chi Yếu Dấu“ trong số trên dưới 20 tác phẩm đã xuất bản từ thập niên 1970 cho đến nay. Ông còn cho biết là ông mang theo khoảng 50 họa phẩm và hy vọng sẽ có cơ hội giới thiệu cùng bạn bè và độc giả.



"Ở Sàigòn, tôi có viết, vẽ và làm báo. Thỉnh thoảng độc giả còn nhắc đến tôi với cuốn truyện Anh Chi Yêu Dấu. Trong lần tái bản thứ 5 thì tôi có viết thêm phần Anh Chi Ngoại Truyện như một chút hồi ức kỷ niệm về những năm đầu viết văn làm báo của mình.

Tôi có đem theo khoảng 50 bức tranh sơn dầu, tôi sẽ tìm dịp để giới thiệu đến bạn đọc và đến những người quí mến mình từ xưa tới nay"



Mặc dù đang có một cuộc sống kinh tế ổn định tại Việt Nam, nhà văn Đinh Tiến Luyện vẫn quyết định ra đi để hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái, trong bầu không khí tự do dân chủ. Ông Luyện tâm sự là quyết định qua định cư tại Mỹ khi tuổi đã 60 giống như một cơn bão nhưng ông tin rằng cơn bão này sẽ là một cơ hội làm thăng hoa đời sống cùa gia đình ông:

“Thay đổi cũng giống như một cơn bão trong cuộc đời vậy nhưng mà chúng tôi vẫn chọn cơn bão này bởi trong cơn bão này có các cháu và được có gia đình và nó lại không phải là cơn bão vùi dập mình mà có thể là một cơn bão làm thăng hoa đời sống của mình cho nên chúng tôi thấy sự chọn lựa của chúng tôi là rất đúng”





Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

Dòng Nữ Tu Bác Ái và Văn Hóa Việt

Dòng Nữ Tu Bác Ái và Văn Hóa Việt



Phóng sự của VOA - Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Phát thanh Thứ Tư Feb 24 - 2010

Chương trình 10:00 - 11:00 PM (giờ VN)

Nguon

Chủ nhật ngày 14 tháng 2, 2010, nhằm mùng một Tết Nguyên Đán Canh Dần, tại thánh đường Dòng Nữ Tu Bác Ái Truyền Giáo Ngôi Lời Nhập Thể (Sisters of Charity of the Incarnate Word), thường gọi tắt là dòng Nữ Tu Bác Ái, tại thành phố Houston đã có một thánh lễ mừng năm mới và tiếp theo bằng một buổi tiệc trọng thể. Có trên 100 khách mời là người Việt cùng tham dự Thánh lễ và tiệc mừng năm mới của dòng tu, cùng với giáo dân Hoa Kỳ . Đặc biệt trong tiệc mừng năm mới có sự trình diễn của đoàn Lân Chùa Linh Sơn thành phố Houston và rất nhiều món ăn Tết Việt Nam như bánh chưng, thịt quay, chả giò, xôi chè, vân vân.
Sb: Múa Lân

Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục hồi hưu Joseph Firoenza chủ tọa, Ngài nguyên là Tổng Giám Mục tổng giáo phận Galveston và Houston. Đức Tổng Giám Mục đã ca ngợi Tết Vietnam là một dịp rất tốt để tiếp nhận ơn sủng Thiên Chúa và cho biết Ngài rất vui khi có mặt để cùng chia sẻ ơn Chúa với các anh chị em giáo dân gốc Việt.
SB Archbishop

Nói chuyện về năm mới Việt Nam, Sơ Pauline, nói là đây là năm thứ hai bà được ăn Tết Viêt Nam và bà rất thích tham dự để chung vui với mọi người:
SB Sister Pauline


Đề cập đến cộng đồng Việt Nam, nữ tu Mary Frances đặc biệt ca ngợi văn hóa Việt Nam và khả năng của người Việt đã vượt thắng những trở ngại ban đầu và đóng góp rất nhiều cho cộng đồng Houston và Hoa Kỳ:
SB: Sister Maty Frances


Trong các khách Việt tham dự buổi lễ, Cô Ánh Tuyết lại để ý đến tâm hồn cởi mở của người Hoa Kỳ khi họ đón nhận văn hóa Việt một cách nhiệt thành:
SB: Ánh Tuyết



Trong khi đó, Sơ Katherine Thúy, đến từ Chicago để phụ giúp giới thiệu văn hóa Việt với cộng đồng Mỹ tại Houston, đã chia sẻ là những buổi tiệc Tết như thế này làm Sơ nhớ nhà, nhớ gia đình tại Việt Nam nhưng nhờ gặp được nhiều đồng hương nên cũng thấy rất ấm cúng:


“Tôi muốn đem Văn Hóa Việt Nam đến với các Sơ để các sơ thấy rằng Việt Nam có một nền văn hóa rất tốt đẹp mà chúng ta muốn truyền bá cho người Mỹ để họ có cơ hội biết đến Văn hóa Việtnam

Khi hiện diện trong buổi họp mặt hôm nay làm tôi nhớ đến Việt Nam, bởi vì nơi quê huơng Việt Nam bao nhiêu người thân của tôi đang được sum vầy bên nhau mà tôi thì đang cách xa gia đình, nhưng gặp những người Việt nơi đây làm tôi ấm lòng lại”.




Được biết dòng Nữ Tu Bác Ái là một dòng tu Công Giáo rất nổi tiếng về các chương trình văn hóa, giáo dục và y tế với chi nhánh ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay tại Texas, dòng Nữ Tu Bác Ái quản trị một số nhà thương và trường đại học. Trong nhà dòng này hiện có một nữ tu gốc Việt là Sơ Trần Kim Phượng. Sơ Kim Phượng đã chia sẻ niềm vui trong đời sống một nữ tu :


“Món quà mà Thiên Chúa cho tôi trong đời sống tu là cái ơn gọi về tự do tinh thần và cảm thấy lòng yêu mến của mình khi nào cũng dồi dào, khi nào cũng muốn cho đi và rất hạnh phúc với cuộc đời của mình”




Đề cập đến những sinh hoạt của dòng Nữ Tu Bác Ái và cộng đồng người Việt, Sơ Kim Phượng có nhận xét là nhà dòng đã nhận thấy văn hóa Việt có nhiều điếu đáng quí do đó Dòng Nữ Tu Bác Ái đang muốn mở rộng vòng tay đón nhận các nữ tu gốc Việt để phục vụ tại Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới.

“Văn hóa và tập quán của người Việt Nam là một tặng phẩm rất lớn mà Thiên Chúa dành cho mình…”


Nhắc đến những giới hạn trong sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam, Sơ Kim Phượng nói rằng dù tại Việt Nam hiện đang có những căng thẳng về chính trị giữa Giáo hội và nhà nước nhưng hy vọng một ngày nào đó Việt Nam sẽ thực sự có tự do tôn giáo:

“Tôn giáo ở Việt nam có tình trạng căng thẳng về chính trị, nhưng chắc chắn sự căng thẳng đó chỉ có tình thuơng của con người và ân sủng của Chúa là sẽ đem lại tự do tôn giáo tại Việt Nam”


Trước thềm năm mới, Dòng Nữ Tu Bác Ái đang mở rộng vòng tay đón nhận Văn Hóa Việt Nam, như một dịp tốt hòa đồng cùng mọi người, để mang lại an vui hạnh phúc cho tha nhân.





Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas